CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN GIÁO HẢI NGOẠI

(English Version)

I. TƯỜNG TRÌNH TỔNG QUÁT 

1.Việt Nam 

Việt Nam sau “thời kỳ đổi mới” từ năm 1986, đến cuối thập niên 80, một số Hội Truyền Giáo Hải Ngoại đã có thể len lỏi vào miền Nam, từ Đà Nẳng trở vào để giúp đỡ HTTL/VN và các Giáo Phái.  Từ từ con số các tổ chức nước ngoài vào tăng lên con số 40, 50, họ giúp đỡ nhiều nhất cho các Hội Thánh thầm lặng về nhiều lãnh vực: mua nhà, mua đất làm cơ sở, huấn luyện nhân sự đi truyền giáo, dịch các tài liệu, sách vở bồi linh, huấn luyện..v.v. Trang bị cho nhân sự phương tiện ra đi và giai đoạn đầu thì giúp cho các tôi tớ Chúa phụ cấp hàng tháng để họ có thể hầu việc Chúa. Do đó số người tin Chúa trong các Hội Thánh thầm lặng ngày càng phát triển mạnh mẽ. 

Tổng Liên Hội Miền Nam bắt đầu thập niên 90 thì các Hội Thánh dần dần được ổn định, số tín hữu ngày càng gia tăng, các tôi tớ Chúa được Hội Thánh chu cấp khá hơn, đủ sống để an tâm hầu việc Chúa. Về mặt tổ chức thì được nhà nước công nhận, Trường Kinh Thánh được cho phép thành lập để đào tạo người hầu việc Chúa. 

Trong khi đó thì tại miền Bắc rất ít các Hội Truyền Giáo có thể đến đây để giúp đỡ, không có sự hổ trợ nhiều về tài chánh, sau 1975 thì số tín hữu giử được nhà thờ chỉ hơn 10 Hội Thánh.  Trong hoàn cảnh đó, từ năm 1989 Đức Chúa Trời đổ phước cho dân tộc Hmong tin Chúa ngày càng nhiều, lúc ban đầu thì Chương Trình phát sóng FEBC  từ Philippine mỗi ngày có thêm nhiều người tin Chúa.  Vì vậy Đức Chúa Trời kêu gọi vài tôi tớ Chúa ở miền Bắc và một người trong Nam đứng lên lo việc đào tạo người hầu việc Chúa. Mục đích chính là huấn luyện những nhân sự người Hmong nhằm dạy họ căn bản về Kinh Thánh để tự lo cho Hội Thánh địa phương. 

Vì những lý do trên, năm 1996 Tổng Hội HTTL/VN tại Úc Châu quyết định tham dự vào công cuộc  truyền giáo tại 12 tỉnh miền Bắc, đặc biệt là các tỉnh vùng núi. Hàng trăm làng trong nhiều khu vực có người tin Chúa, vì vậy việc đào tạo nhân sự là ưu tiên hàng đầu để đáp ứng cho nhu cầu có đủ người lãnh đạo ở các Hội Thánh địa phương. Với sự giúp đỡ tài chánh dồi dào của các Tổ Chức Truyền Giáo Hải Ngoại, Tổng Hội cử nhân sự đi miền Bắc nhiều lần trong năm để phân phối tài chánh, kiểm tra theo dõi nhiều kế hoạch hổ trợ cho truyền giáo như: đào tạo người hầu việc Chúa, in ấn Kinh Thánh, Thánh Ca tiếng Việt, Hmong và tiếng Dao. In hàng trăm ngàn truyền đạo đơn như: Lòng Người, Lòng Chúa, in sách Chú Giải Kinh Thánh và sách bồi linh. 

Từ năm 2000 đến 2015 các Tổ Chức Truyền Giáo Hải Ngoại đã tích cực giúp đỡ cho các Hội Thánh người dân tộc, họ lập kế hoạch phụ cấp hàng tháng  cho hàng trăm MS&TĐ  được hầu việc Chúa toàn thời gian.  Cung cấp xe đạp, xe gắn máy cho các quản nhiệm, radio cho nhiều Hội Thánh. Có chương trình cứu đói cho các nơi mất mùa, đặc biệt tại tỉnh Hà Giang thường xuyên thiếu mưa, không gieo trồng gì được. Có chương trình phát chăn mền cho nhiều làng trên núi có người tin Chúa quá nghèo. 

Sau hơn 20 năm Tổng Hội Úc Châu kết hợp hổ trợ với các lãnh đạo Hội Thánh người dân tộc tại miền Bắc, tổng số các Hội Thánh người dân tộc toàn miền Bắc là 1120 Hội Thánh. Tổng Hội được dự phần hầu việc Chúa  với hơn 500  Hội Thánh , số tín hữu trên dưới hàng trăm ngàn người.  

Tổng Hội cũng hợp tác với Giáo Sĩ, Giáo Sư và Trường Kinh Thánh nước ngoài huấn luyện hơn 500 Mục Sư, Truyền Đạo, trong số này có khoảng 100 người có trình độ Cử Nhân, đã được Tồng Hội miền Bắc phong chức  Mục Sư thực thụ và có 12 người tốt nghiệp Cao Học Mục Vụ. 

Về phụ nữ, đã đào tạo được hơn 200 nhân sự có khả năng đi huấn luyện giảng dạy trong các Hội Thánh, có người được học trong hàng chục năm nên đã trưởng thành và chính chắn về trình độ thuôc linh.  Các phụ nữ này là khuôn mẫu, làm gương tốt cho Hội Thánh trong việc giảng dạy Tin Lành và chăm sóc cho gia đình. Đời sống họ  là một khích lệ lớn  cho tất cả các phụ nữ khác, luôn luôn yểm trợ người chồng trong công tác phục vụ Chúa. 

2.Cambodia 

Song song với việc Quỹ Xã Hội Tabitha giúp cho Lớp Học Tình Thương tại Sen Sok, Phnom Penh, một Hội Thánh cũng đã hình thành từ nhiều năm. Trải qua nhiều thăng trầm, hiện nay Hội Thánh Sen Sok có hai buổi thờ phượng Chúa. 

Buổi sáng thờ phượng và trường Chúa Nhật từ 8 giờ đến 10.30 giờ, có khoảng 30 người lớn  và 15 trẻ em nhóm lại thường xuyên. Buổi chiều chương trình thờ phượng dành cho thanh thiếu niên có gần 60 em nhóm mỗi tuần từ 2 đến 4 giờ chiều. Ngoài ra hàng năm vào các ngày lễ lớn, Hội Thánh tổ chức truyền giảng và có hàng trăm người được nghe Lời Chúa. Thỉnh thoảng đôi bá tháng một lần, MS Hùng cũng tổ chức các chương trình đi truyền giảng trong ngày cho các làng lân cận thủ đô Phom Penh. Kết quả cũng rất được khích lệ. 

Năm 2018, nhà cầm quyền Cambodia có chương trình bắt buộc người Việt Nam không được sinh sống trên Biển Hồ, buộc họ phải rời các ghe, thuyển để lên sống trên đất liền. Điều này là một thử thách lớn cho cộng đồng này, bởi vì có người lên đây trong thời kỳ chống Pháp và chiến tranh Nam Bắc Việt Nam. Bao đời nay họ sống nhờ đánh bắt cá trên Biển Hồ, nay phải dời đất liền họ không biết xoay sở ra sao.  Vì nhu cầu của nhiều ngàn đồng bào là quá lớn, khó có cơ quan nào đáp ứng nổi cho nên Mục Sư quản nhiệm và Hội Thánh Sen Sok chỉ biết trình dâng vấn đề này lên Chúa. Cầu xin Chúa tiếp trợ vật chất và cho họ được cơ hội nghe giảng Tin Lành, để linh hồn được cứu rỗi. 

Trong lần thăm viếng Lớp Học Tình Thương và Hội Thánh Sen Sok vào tháng 10-2018, phái đoàn Mục Sư và tín hữu từ Úc và Mỹ Châu cảm động chương trình mua đất, cất nhà nguyện tại Kompung Khhnang, gần làng định cư của người Việt cạnh Biển Hồ, cách Phnom Penh 95 Km về hướng Bắc. Khi về Hội Thánh địa phương, anh em cảm động và quyên góp được $17,583USD, còn thiếu $2,417USD  để trả tiền mua miếng đất $20,000USD với diện tích 10m x 20m.               

Chương trình của MS Dương Minh Hùng cho khu vực này là sau khi mua đất xong sẽ cất một căn nhà 6m x 12m, với giá $7,000USD.  Sau khi cơ sở vật chất hoàn tất, sẽ cử anh vợ chồng anh Dương Minh Hiền (Chhun Heang) là con trai lớn của MS Dương Minh Hùng, mỗi tuần lên đây ba ngày: thứ Sáu, thứ Bảy và Chúa Nhật để lo công việc Chúa. Trước hết mở lớp dạy tiếng Việt, Khmer và Anh cho các em nhỏ, sau đó tạo cơ hội giảng Tin Lành cho cha mẹ các em để tiến tới việc thành lập điểm nhóm và Hội Thánh. Dương Minh Hiền đã hoàn tất Lớp Inductive Bible Study Training trong ba năm, và có hàng chục năm đi theo MS Hùng để học kinh nghiệm về giảng dạy và truyền giáo.

Xin xem hình ảnh đính kèm 

Mọi ủng hộ tài chánh cho CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN GIÁO HẢI NGOẠI  

xin liên lạc với: 

-Email: bonmynguyen@gmail.com 

-Thư từ xin gởi về địa chỉ: 

4 Hillcrest Grove
Springvale VIC 3171
Australia


OVERSEAS MISSIONARY PROGRAM  

I. GENERAL REPORT  

1. Vietnam  

In Vietnam, after the “Thời kỳ Đi Mới (Renovation Period)” that started from 1986 to the end of the 80s, some overseas missionary organisations managed to enter the South of Vietnam, covering from Da Nang downwards, to help Vietnamese Evangelical Church and other denominations worked in secret. Gradually the number of those overseas organisations increased to 40-50. They provided great support in secrecy to Christian churches in many ways: acquiring houses, lands to set up base offices, training missionary workers, translating relevant documents, spiritual books, general training, etc… Volunteers were equipped to travel to different places to share the Gospel and during the initial period, Pastors who were still in position received a monthly basic support. As a result, those silent churches thrived strongly. 

After the revival of the South Vietnamese Evangelical Church in the first years of the 90s, all churches gradually settled in, numbers of church members improved day by day, all God’s servants were provided fairly good financial supplements from their own church, giving them assurance to focus on serving God’s works. Regarding organisations, the Vietnamese Government acknowledged our churches, allowed Bible College to open and to develop a new generation of God’s servants. 

Meanwhile, very few overseas missionary organisations could enter the North of Vietnam to provide financial support to the local churches. After 1975,  only about 10 churches still in operation. During that time, from 1989 God has blessed the Ethnic Minority Hmong people to come to Christ more by days, in beginning those people declared their faith in Christ through listening to the FEBC radio program from Philippine. Therefore God raised some pastors in the North and one in the South of Vietnam to volunteer looking after the training for new God’s servants. The priority goal was to train Hmong leaders so they could have the basic Bible knowledge and the skill to manage their own local church. 

For those reasons, in 1996 the Vietnamese Evangelical Church in Australia (VECA) decided to participate in the mission of preaching the Gospel to 12 provinces in the Northern Vietnam, especially those in the remote mountains. Hundreds villages in different areas had newly converted Christians so training personnel became top priority to provide adequate leadership in the local churches. Getting the generous financial assistance from various Overseas Missionary Organisations, the Executive Committee of VECA sent representatives to northern areas of Vietnam a few times every year to distribute cash, to assess mission programs such as training new God’s servants, printing Bibles, Hymns, Bible commentary books, spiritual books in Vietnamese, Hmong and Dao language, and printing leaflets like Heart Of Man, Heart Of God. 

From 2000 to 2005, the overseas missionary organisations actively supported the ethnic minority churches. They set up long term monthly subsidising plan for the hundred Pastors and Trainees in a full time position. They supplied bicycles, motorcycles to pastors, radios to many churches. There were many famine relief programs in those areas suffering failed crops, especially Hà Giang province, which was affected by drought, unable to grow anything. There were also free blanket programs for those mountain villages with new Christians who were so poor. 

After more than 20 years of close collaboration between VECA and the ethnic churches in the Northern Vietnam, the total number of ethnic churches throughout the North of Vietnam is now 1.120. VECA had the privilege to take part in the Lord’s service with more than 500 churches, numbering members to the hundreds of thousands. 

VECA also collaborated with foreign missionaries, professors and accredited overseas bible colleges to train more than 500 tribal pastors and lay-preachers. Among the pastors, 100 graduated with a Bachelor degree of Theology. They were subsequently ordained as “Resident Pastor” by the Northern Congregation (Tổng Hội miền Bắc). In fact, there were 12 pastors graduating with a Master degree of  Ministries. 

In terms of women, more than 200 people had been equipped to carry out training courses in a church. Many had been educated for years, so being spiritually matured and measured. These women were a model, a good example of the Church in teaching the Gospel and caring for the family. Their life was a great encouragement for all other women, always supporting their husbands in the service of the Lord. 

2. Cambodia 

In parallel with the Social Fund Tabitha that supports the “Love School” in Sen Sok, Phnom Penh, a congregation had been formed for many years. Through the ups and downs, now the church of Sen Sok has now two services worshiping God. 

In the morning service and Sunday school from 8am to 10:30 am, there are about 30 adults and 15 children attended. The afternoon worship program, from 2 to 4pm, is for young people with nearly 60 children each week. In addition, every year on major holidays, the church organised crusades where hundreds of people heard the Word of God. Occasionally, once every few months, Rev. Hung also organised programs to evangelise during the day in the neighbouring villages of Phnom Penh capital. The results were also very encouraging. 

In 2018, Cambodian authorities had a campaign, forcing the Vietnamese to move from the Tonle Sap Lake. They had to leave their boats and live on land. This was a great challenge for this community, because some of them had arrived here as early as during the anti-French war or the South-North Vietnam war. Over many generations, they earn the living by fishing in the Tonle Sap Lake, but now they had to move to land so they didn’t know how to manage. Due to the great needs of many thousands of those people, it was difficult for any agency alone to respond. So the Pastor in charge and the congregation of the Sen Sok Church presented this matter to the Lord. May the Lord provide material support and give them the opportunity to hear the gospel and their soul be saved. 

During a visit to the “Love School” and Sen Sok church in October 2018, a delegation of Christians and pastors from Australia and America was touched to set up a program to buy land and build a chapel in Kompung Khhnang, near the settlement village of the Vietnamese people by the Tonle Sap Lake, 95 km from Phnom Penh to the North. On returning to their local church, those brothers and sisters in the Lord raised USD $17.583, just USD $2.417 short of the target of USD $20.000 to purchase the land of size 10m x 20m. 

According to Rev Duong Minh Hung’s plan for this area, a 6m x 12m house would be built for the cost of USD $7.000 . Then when the facility was completed, Mr Duong Minh Hien (Chhun Heang), the eldest son of Rev Duong Minh Hưng,  and his wife would be appointed to manage God’s work here 3 days/week on Friday , Saturday and Sunday. Initially, Hien would start classes to teach Vietnamese, Khmer and English to the children, then create an opportunity to preach the Gospel to their parents to proceed to planting a new church. Duong Minh Hien completed the Inductive Bible Study (3 years) Training Class, and had many years of experience learning from his father, Rev Hung. 

Please refer to the attached photos

All financial support for the OVERSEAS MISSIONARY PROGRAM 

please contact: 

-Email: bonmynguyen@gmail.com 

-Mail to send to the address: 

4 Hillcrest Grove
Springvale VIC 3171
Australia.